LALAMOVE- HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP PHỐ CẤM
1. Giấy tờ chuẩn bị đăng ký
a. Đối với Xe Tư Nhân
- Nộp đơn viết tay hoặc đánh máy trình bày:
- Bản photo (không cần công chứng) cùng bản gốc để khớp thông tin của những giấy tờ sau:
Sau khi hoàn tất và nộp hồ sơ, đối tác cần tiến hành nộp phí theo quy định của pháp luật và chờ đến hẹn để nhận được giấy phép vào phố cấm.
Lưu ý: Chủ xe đứng tên trên giấy đăng ký phải là người trực tiếp lên làm thủ tục xin giấy; trong trường hợp không phải chủ xe phải có thêm “Giấy giới thiệu”
b. Đối với Xe Doanh NghiệpPhải có Giấy đăng ký kinh doanh vận tải đính kèm những giấy tờ trên như đăng ký xe Tư nhân.
Lưu ý: Thủ tục trên áp dụng cho đăng ký lần đầu tiên, với những lần sau chỉ cần mang hồ sơ cũ qua đến gia hạn
2. Thủ tục đăng ký giấy phép
a. Nếu là chủ xe trực tiếp đến đăng ký- Khi đến đăng ký thủ tục sẽ được cơ quan phát "Đơn đăng ký"
- Khai "Đơn đăng ký" bao gồm: thông tin xe; nhu cầu: chạy những phố nào; quận nào; khu vực nào; trong khung thời gian nào
- Nộp giấy tờ bản gốc và photo, chờ xác nhận khớp thông tin
- Trả giấy hẹn: Sau 3 ngày làm việc, quay lại cơ quan chức năng để nhận giấy phép
b . Nếu không phải chủ xe đến đăng ký
- Khi đến đăng ký thủ tục sẽ được cơ quan phát "Đơn đăng ký"
- BẮT BUỘC có giấy giới thiệu của chủ xe
- Khai "Đơn đăng ký": thông tin xe; nhu cầu: chạy những phố nào; quận nào; khu vực nào; trong khung thời gian nào
- Nộp giấy tờ bản gốc và photo, chờ xác nhận khớp thông tin
- Trả giấy hẹn: Sau 3 ngày làm việc, quay lại cơ quan chức năng để nhận giấy phép
c . Nếu là doanh nghiệp
- Thủ tục như trên
3. Địa điểm làm giấy phép phố cấm
Đối tác tài xế nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt và các Đội CSGT:
- Cơ sở 1: Số 86 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội (4 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ);
- Cơ sở 2: Số 1234 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội( 8 quận, huyện: Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Sơn Tây, Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ, Ba Vì);
- Cơ sở 3: Số 2 Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội (5 quận, huyện: Long Biên Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh);
- Cơ sở 4: Số 2 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội (8 quận, huyện: Thanh Xuân, Hà Đông, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức);
- Cơ sở 5: Số 5 Ngọc Hồi - Hoàng Mai - Hà Nội (8 quận, huyện: Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ:
- Loại tối đa 90 ngày (tại trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt ở 86 Lý Thường Kiệt): Cấp giờ vào hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày lễ, tết).
4. Một số hình ảnh minh họa