8 Quy cách đóng gói hàng hóa khi vận chuyển đúng chuẩn và an toàn
Quy cách đóng gói là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sản phẩm, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình chuyển hàng và lưu trữ. Hàng hóa phải được đóng gói kỹ lưỡng, không chỉ giúp tránh bị hư hỏng, mà còn góp phần vào việc nâng cao uy tín của thương hiệu.
Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về quy cách đóng gói chuẩn, từ định nghĩa, vai trò đến quy trình đóng gói chi tiết cho từng mặt hàng. Điều này sẽ giúp các chủ cửa hàng và những người kinh doanh hiểu rõ các nguyên tắc đóng gói hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian.
1. Quy cách đóng gói hàng hóa là gì?
Quy cách đóng gói hàng hóa là tập hợp các tiêu chuẩn và quy định về cách thức bao bọc, bảo vệ sản phẩm khi vận chuyển và lưu kho. Mục đích là giúp hàng hóa không bị hư hại và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế. Đồng thời, quy cách này cũng giúp xác định trách nhiệm của các bên liên quan khi có sự cố xảy ra trong khi vận chuyển.
Quy cách đóng gói hàng hóa được phân loại theo 6 tiêu chí chính:
- Loại hàng hóa: Đóng gói dựa trên tính chất của hàng hóa, ví dụ như hàng hóa dễ vỡ, hàng hóa dễ cháy, hàng hóa có giá trị cao, hàng hóa thực phẩm…
- Kích thước và trọng lượng: Bao bì đóng gói sẽ thay đổi tùy vào kích thước và trọng lượng của sản phẩm. Các hàng hóa nhỏ có thể được đóng gói bằng túi hoặc hộp carton nhỏ, trong khi hàng hóa lớn cần sử dụng thùng carton lớn hoặc pallet.
- Phương thức vận chuyển: Mỗi phương thức như đường bộ, đường hàng không, đường biển sẽ có những loại bao bì, cách thức đóng gói khác nhau. Ví dụ, hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không cần đóng gói chắc chắn và nhẹ, còn vận chuyển bằng đường biển có thể yêu cầu bao bì chống thấm và bền bỉ hơn.
- Công dụng bao bì: Để bảo đảm hàng hóa không bị hư hại trong suốt quá trình di chuyển hoặc quảng bá sản phẩm, thu hút người dùng.
- Số lần sử dụng: Bao bì có thể là loại dùng một lần (như bao bì thực phẩm, đồ tiêu dùng) hoặc có thể tái sử dụng nhiều lần (bao bì nhựa, thùng carton lớn cho các sản phẩm công nghiệp).
- Vật liệu chế tạo: Bao bì làm từ gỗ, dệt, kim loại, giấy, giấy carton, vật liệu nhân tạo, bao bì tổng hợp, thủy tinh, tre nứa…
Quy cách đóng gói hàng hóa là gì?
2. Vì sao phải đóng gói hàng hóa đúng cách?
Đóng gói hàng hóa đúng cách đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng:
- Bảo vệ sản phẩm: Đóng gói đúng cách giúp bảo vệ sản phẩm và tác động xấu như va đập, nứt vỡ, hư hỏng do vận chuyển hoặc môi trường bên ngoài sản phẩm (nhiệt độ, độ ẩm, bụi bẩn,...) cũng sẽ được hạn chế.
- Tối ưu không gian và chi phí: Đóng gói hợp lý giúp tận dụng không gian lưu trữ, giúp tiết kiệm chi phí thuê đơn vị vận chuyển, thuê xe taxi tải nhỏ giá rẻ và cho thuê xe tải chở hàng theo chuyến.
- Tăng sự hài lòng của khách hàng: Một bao bì đẹp, gọn gàng, và chắc chắn khiến khách hàng cảm thấy sản phẩm được chăm sóc kỹ lưỡng, từ đó gia tăng sự hài lòng và trung thành với thương hiệu.
Vì sao phải đóng gói hàng hóa đúng cách?
3. Các tiêu chuẩn chung về quy cách đóng gói hàng hóa
Dưới đây là 4 quy định chung cần lưu ý khi đóng gói:
3.1. Đóng gói kỹ càng
Cần sử dụng các vật liệu chèn lót như giấy báo, mút xốp hoặc các vật liệu bảo vệ khác để bao quanh hàng hóa. Điều này giúp giảm thiểu tác động của va đập khi vận chuyển, bảo vệ sản phẩm khỏi các tổn hại do lực tác động bên ngoài.
3.2. Phù hợp với từng loại hàng
Mỗi loại hàng hóa có đặc điểm và yêu cầu bảo vệ riêng, vì vậy cần sử dụng các vật liệu đóng gói phù hợp. Đối với các loại hàng có tính chất dễ vỡ, như thủy tinh, gốm sứ cần bọc kỹ lưỡng bằng vật liệu chống sốc như bọt biển, túi khí để giúp tránh bị vỡ hoặc hư hỏng cho hàng hóa.
3.3. Niêm phong chắc chắn
Sử dụng băng keo hoặc các loại niêm phong chuyên dụng để đảm bảo chúng không bị rơi rớt hoặc mở ra trong suốt quá trình vận chuyển.
3.4. Thông tin đầy đủ
Đảm bảo rằng tất cả thông tin về người gửi và người nhận đều được ghi đầy đủ và rõ ràng trên bao bì, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại và mã số vận chuyển (nếu có). Điều này giúp sản phẩm tránh thất lạc hoặc nhầm lẫn trong quá trình giao nhận hàng hóa, đồng thời hỗ trợ trong việc theo dõi trạng thái của hàng hóa khi vận chuyển.
Các tiêu chuẩn chung về đóng gói hàng hóa
4. Quy cách đóng gói theo từng ngành hàng
Mỗi ngành hàng có những yêu cầu riêng về quy cách đóng gói, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong vận chuyển, bảo quản. Dưới đây là 8 quy cách đóng gói đặc thù cho từng mặt hàng:
4.1. Đóng gói hàng điện tử, hàng có giá trị cao
Các món đồ điện tử có giá trị cao như laptop, điện thoại cần được đóng gói cẩn thận như bọc trong túi chống tĩnh điện, sau đó dùng đệm xốp chống sốc dày 2-5cm. Tiếp theo, sản phẩm được đóng trong hộp carton 3-5 lớp chuyên dụng và niêm phong bằng băng keo chống thấm. Cuối cùng, hộp được niêm phong bằng băng keo chống thấm và dán nhãn cảnh báo hàng dễ vỡ: "Hàng dễ vỡ, cẩn thận" để đảm bảo việc xử lý thận trọng, không gây ảnh hưởng đến hàng hóa.
Đóng gói hàng điện tử, hàng có giá trị cao
4.2. Đóng gói hàng dễ vỡ
Đối với hàng thủy tinh, gốm sứ, quy cách đóng gói bao gồm việc quấn mỗi món hàng bằng 2-3 lớp bọt khí để bảo vệ khỏi va đập. Sau đó, các món đồ được đặt trong hộp carton có vách ngăn để tránh tiếp xúc trực tiếp giữa các sản phẩm. Các khoảng trống trong hộp sẽ được chèn xốp, giấy bọt khí hoặc giấy vụn để giữ cố định, giúp sản phẩm không bị xê dịch.
Cần đóng gói hàng dễ hư hỏng một cách cản thận
4.3. Quy cách đóng gói đồ gia dụng
Đối với đồ gia dụng như nồi, chảo, đèn, hãy bắt đầu bằng việc tháo rời các bộ phận có thể tách rời. Mỗi bộ phận được bọc bằng xốp để bảo vệ trong lúc vận chuyển. Đồ đạc, hàng hóa có hình dạng đặc biệt nên được đặt trong thùng carton 3 lớp, cứng, các khoảng trống trong thùng được chèn đầy để cố định hàng hóa, tránh bị tác động tới góc cạnh của sản phẩm. Cuối cùng, nhãn hướng dẫn lắp ráp được dán lên thùng để người nhận dễ dàng lắp ráp.
Đóng gói đồ gia dụng như thế nào?
4.4. Đóng gói sách, tài liệu, văn phòng phẩm
Đối với sách và tài liệu, mỗi cuốn sẽ được bọc bằng túi nilon để bảo vệ khỏi ẩm ướt. Các cuốn sách hoặc tài liệu sẽ được bó chặt thành từng tập nhỏ, sau đó đặt trong phong bì carton cứng để tránh hư hỏng. Hộp được dán băng keo hai lớp chữ X để gia cố độ chắc chắn. Cuối cùng, nhãn "Không gập, uốn cong" sẽ được ghi rõ để đảm bảo đồ đạc được vận chuyển đúng cách. Các loại văn phòng phẩm khác cũng nên được bọc gọn lại để không bị gãy hay trầy xước.
Đóng gói tài liệu, sách cẩn thận để không bị móp, méo
4.5. Đóng gói thực phẩm khô
Đối với thực phẩm khô, sản phẩm sẽ được đựng trong túi zip kín khí để chống ẩm. Nếu cần thiết, thực phẩm sẽ được hút chân không để đảm bảo về chất lượng thực phẩm - độ tươi ngon. Sau đó, thực phẩm được đóng trong hộp carton food-grade, an toàn cho thực phẩm. Ngày sản xuất và hạn sử dụng sẽ được ghi rõ trên bao bì. Cuối cùng, nhãn "Bảo quản nơi khô ráo" sẽ được dán lên để hướng dẫn cách bảo quản hàng hóa bên trong đúng cách.
Thực phẩm khô cần được đựng trong túi zip kín
4.6. Đóng gói chất lỏng
Đối với hàng hóa dạng chai lọ chứa chất lỏng, đầu tiên cần kiểm tra nắp đậy để đảm bảo kín. Sau đó, chai lọ được bọc trong túi nilon chống rò rỉ để ngăn ngừa sự cố. Các chai lọ sẽ được đặt thẳng đứng và gói vào thùng carton, và các khoảng trống xung quanh sẽ được chèn chặt bằng vật liệu thấm hút. Cuối cùng, nhãn "Để thẳng đứng" sẽ được dán lên thùng để đảm bảo vận chuyển đúng cách.
Đóng gói chất lỏng kỹ càng để không bị đổ ra
4.7. Quy cách đóng gói mỹ phẩm
Đối với hàng mỹ phẩm, nắp chai hoặc lọ cần được đóng kín để đảm bảo không rò rỉ. Sản phẩm sẽ được bọc bằng bọt khí để bảo vệ khỏi va đập khi xe di chuyển. Các món hàng mỹ phẩm được đóng trong hộp carton chuyên dụng, và gel silica sẽ được chèn vào để chống ẩm. Cuối cùng, nhãn "Tránh ánh nắng" sẽ được dán lên để hướng dẫn bảo quản đúng cách.
Đóng gói mỹ phẩm kỹ càng để không bị ảnh hưởng đến thành phần
4.8. Quy cách đóng gói giày dép, quần áo
Giày dép và quần áo là hàng dễ bị bẩn, các sản phẩm cần được gấp gọn để giữ form dáng. Mỗi món sẽ được bọc trong túi nilon riêng biệt để bảo vệ khỏi bụi bẩn. Sau đó, sản phẩm được đóng gói kín trong hộp carton, và giấy sẽ được chèn vào để giữ form. Cuối cùng, nhãn "Không ép, đè nặng" sẽ được dán lên để hướng dẫn bảo quản đúng cách.
Gói giày dép, quần áo kỹ lưỡng giúp giữ form
5. Quy trình đóng gói sản phẩm đúng cách
Đóng gói sản phẩm đúng cách không chỉ giúp bảo vệ sản phẩm khỏi hư hại mà còn đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra suôn sẻ. Dưới đây là quy trình chi tiết từng bước giúp bạn thực hiện việc đóng gói hiệu quả và an toàn.
- Bước 1- Chuẩn bị: Kiểm tra sản phẩm và chuẩn bị vật liệu đóng gói. Vệ sinh khu vực đóng gói sạch sẽ và đo kích thước sản phẩm chính xác để chọn vật liệu phù hợp.
- Bước 2 - Đóng gói: Bọc sản phẩm bằng vật liệu bảo vệ, đặt vào phương tiện vận chuyển thích hợp và chèn vật liệu đệm để cố định. Niêm phong gói hàng thật chắc chắn.
- Bước 3 - Ghi nhãn: Ghi thông tin người gửi, người nhận, hướng dẫn vận chuyển và cảnh báo đặc biệt. In mã vận đơn để dễ dàng theo dõi.
- Bước 4 - Kiểm tra: Kiểm tra độ chắc chắn của gói hàng và niêm phong. Xác nhận thông tin ghi trên nhãn và chụp ảnh lưu hồ sơ.
- Bước 5 - Bàn giao: Lập biên bản giao nhận, cung cấp hướng dẫn vận chuyển và theo dõi hành trình. Xác nhận giao hàng đã hoàn tất.
Các bước chuẩn đóng gói hàng hóa đúng cách
6. Lỗi thường gặp khi đóng gói và cách khắc phục
Dưới đây là 3 lỗi phổ biến khi đóng gói hàng hóa và cách khắc phục, giúp bạn giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển:
6.1. Đóng gói lỏng lẻo
Lỗi này thường xảy ra khi không có đủ vật liệu đệm để bảo vệ sản phẩm. Điều này có thể khiến hàng hóa bị xê dịch trong quá trình vận chuyển, gây hư hỏng.
Để khắc phục, bạn cần chèn đầy khoảng trống trong thùng hàng bằng các vật liệu đệm phù hợp, như xốp, giấy báo, hay bột nở, nhằm đảm bảo sản phẩm không bị di chuyển.
6.2. Niêm phong không kỹ
Nguyên nhân do người gửi hàng tiết kiệm băng keo. Việc này làm cho thùng hàng dễ bị mở ra trong quá trình vận chuyển, gây mất an toàn cho hàng hóa.
Để khắc phục, hãy dán băng keo nhiều lớp theo các góc chéo để đảm bảo thùng hàng được niêm phong chặt chẽ và không bị rách trong suốt quá trình vận chuyển.
6.3. Thiếu thông tin liên hệ
Nguyên nhân này do sự chủ quan trong quá trình chuẩn bị đóng gói. Điều này có thể gây khó khăn cho shipper khi giao hàng hoặc làm trì hoãn quá trình giao nhận.
Để tránh tình trạng này, hãy sử dụng một checklist để kiểm tra và đảm bảo tất cả thông tin bắt buộc như địa chỉ, số điện thoại, và hướng dẫn vận chuyển đều được ghi đầy đủ và rõ ràng.
Việc tuân thủ quy cách đóng gói chuẩn không chỉ giúp bảo vệ sản phẩm mà còn đảm bảo quá trình vận chuyển hiệu quả, đồng thời nâng cao uy tín thương hiệu. Để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn và nhanh chóng, hãy tải ngay ứng dụng Lalamove - Đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển uy tín trên toàn quốc.
Một số lỗi thường gặp khi đóng gói và cách khắc phục
7. Hướng dẫn chọn xe phù hợp cho các loại hàng hóa
Để đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt nhất bên cạnh tuân thủ chặt chẽ các quy cách đóng gói hàng hóa, bạn cũng nên lựa chọn xe vận chuyển phù hợp với hàng hóa. Để hỗ trợ việc thuê xe chở hàng đi tỉnh được thuận tiện, Lalamove cung cấp các gợi ý giúp bạn dễ dàng chọn loại xe phù hợp với từng mặt hàng trên ứng dụng:
7.1. Hàng hóa điện tử, hàng có giá trị cao
Đối với các đồ điện tử hoặc có giá trị cao, xe máy sẽ thích hợp để giao nhanh trong nội thành với các sản phẩm nhỏ gọn như điện thoại, laptop. Xe bán tải, xe van 500 kg hoặc 750 kg sẽ phù hợp cho lô hàng lớn, yêu cầu cẩn thận hơn. Quan trọng nhất, hãy yêu cầu tài xế có kinh nghiệm để bảo vệ hàng hóa khi vận chuyển.
- Hàng dễ vỡ
Các mặt hàng như ly, chén, bình gốm cần không gian cố định để bảo hệ hàng hóa khỏi va đập. Xe van 500 kg hoặc 750 kg là lựa chọn phù hợp đảm bảo không gian kín, hạn chế va đập do rung lắc. Nếu khối lượng hàng hóa lớn, có thể lựa chọn xe tải từ 1 tấn đến 1.25 tấn, nhưng đảm bảo hàng hóa được sắp xếp chắc chắn trong thùng xe .
- Đồ gia dụng
Xe van, xe tải 500kg - 750kg sẽ là lựa chọn tốt cho đồ gia dụng có kích thước vừa phải như nồi cơm, lò vi sóng. Trong khi đó, các món đồ lớn hơn như tủ lạnh, máy giặt cần xe tải từ 1 tấn đến 1.25 tấn để đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
- Tài liệu, sách
Đối với tài liệu hoặc sách, xe máy là lựa chọn hoàn hảo khi khối lượng nhỏ và cần giao nhanh. Nếu số lượng lớn, nên chọn xe tải hoặc xe van từ 500kg - 700kg để đảm bảo toàn bộ hàng hóa được giữ nguyên vẹn, tránh bị ẩm ướt hoặc hư hại trong quá trình vận chuyển.
- Thực phẩm khô
Thực phẩm khô có thể được vận chuyển bằng xe máy nếu số lượng ít và thời gian giao gấp. Tuy nhiên, nếu cần giao hàng với số lượng lớn hoặc đến các khu vực xa, nên chọn xe tải 1 tấn trở lên để đảm bảo đồ đạc không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
- Chất lỏng
Với chất lỏng như nước hoa hoặc mỹ phẩm dạng lỏng có số lượng ít bạn có thể sử dụng xe máy. Tuy nhiên, với các chất lỏng khác, có khối lượng lớn bạn nên sử dụng xe van, xe tải từ 500kg trở lên để giảm nguy cơ đổ vỡ và rò rỉ. Đặc biệt, xe tải sẽ đảm bảo được không gian kín, hạn chế va đập, phù hợp cho các lô hàng lớn cần sắp xếp chắc chắn hơn xe van.
- Mỹ phẩm
Mỹ phẩm nhỏ gọn có thể được giao bằng xe máy, đặc biệt khi cần giao nhanh trong ngày. Nếu đơn hàng số lượng lớn như cho các cửa hàng, hãy chọn xe van 500 kg hoặc xe tải 500 kg để vận chuyển an toàn và chuyên nghiệp hơn. Đối với xe tải 1 tấn trở lên sẽ đáp ứng nhu cầu vận chuyển số lượng lớn hoặc đến nhiều địa điểm.
- Giày dép, quần áo
Giày dép và quần áo thường nhẹ và dễ đóng gói, phù hợp với xe máy để giao hàng nhanh. Nếu hàng hóa thuộc dạng lô lớn hoặc cần giao đến nhiều địa điểm khác nhau, xe tải hoặc xe van từ 750 kg trở lên là phương án tối ưu.
Lalamove là giải pháp giao hàng với đa dạng các loại xe
Thông qua những hướng dẫn chi tiết trong bài viết, hy vọng bạn đã nắm rõ cách đóng gói phù hợp cho từng loại hàng hóa, từ đồ điện tử, mặt hàng dễ vỡ, đến thực phẩm hay mỹ phẩm. Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác vận chuyển đáng tin cậy, áp dụng các quy tắc đóng gói hàng hóa đúng chuẩn, hãy tải ngay ứng dụng Lalamove để trải nghiệm dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp, hoặc liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn và hỗ trợ.
>> Xem thêm: Dịch vụ xe tải chở hàng thuê Hà Nội tải trọng từ 500kg - 3.5 tấn